máy tính không nhận ổ SSD

Thao tác xử lí khi máy tính không hiển thị ổ SSD

Máy tính không hiển thị ổ SSD có thể là một việc đáng ngạc nhiên và không thể tưởng tượng được với bạn. Bởi lẽ giống như ổ cứng HDD hay RAM, ổ SSD cũng là một bộ phận lưu trữ dữ liệu nằm trong thân máy. Nếu không có những thao tác tháo ổ cứng máy tính, việc ổ cứng SSD biến mất là điều không thể. Vậy khi bạn rơi vào trường hợp này, bạn cần làm gì?

máy tính không nhận ổ SSD

Bạn có từng gặp sự cố mất điện đột ngột hay sập nguồn máy tính không chuẩn bị trước? Đây là nguyên nhân phổ biến khiến hệ thống máy tính không nhận ổ SSD, hoặc không hiển thị ổ SSD. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng về việc này. Hãy thao tác như sau để giúp ổ cứng SSD trở lại bình thường. Thông thường, việc này cần khoảng 1 giờ hoặc hơn. Bạn có thể làm tuần tự các bước để đảm bảo cho quá trình diễn ra suôn sẻ.

Trước khi bắt đầu, hãy lưu ý rằng công việc này nên được tiến hành trên máy tính để bàn. Bởi nó cho phép bạn chỉ kết nối điện SATA, giúp tăng tỷ lệ thành công. Với laptop, một cổ USB hay nguồn điện bên ngoài cũng khá thích hợp.

Thao tác xử lí máy tính không hiển thị ổ SSD trên máy tính để bàn

  1. Bật máy tính và ngồi chờ trong vòng 20 phút. Không thao tác hay làm việc, sử dụng máy tính trong quá trình này.
  2. Tắt máy tính. Ngắt kết nối ổ điện từ đầu nối nguồn trong vòng 30 giây.
  3. Kết nối lại ổ đĩa, và lặp lại bước 1, bước 2 lần nữa.
  4. Kết nối lại ổ đĩa như bình thường, khởi động máy tính và truy cập vào hệ điều hành.
  5. Cập nhật phần mềm hỗ trợ ổ cứng mới nhất vào ổ đĩa.

máy tính không hiển thị ổ SSD

Thao tác xử lí máy tính không hiển thị ổ SSD trên laptop

Khác với máy tính để bàn, máy tính xách tay sẽ có chút khác biệt trong thao tác hoàn thiện. Bạn cần phải kết nối ổ đĩa và hướng đến menu BIOS của hệ thống. Đảm bảo ổ đĩa xuất hiện trong BIOS sẽ giúp quá trình thành công. USB là thiết bị được khuyên dùng trong trường hợp này. Với người dùng máy tính Apple, hãy giữ phím Option trong khi bật nguồn hệ thống (với cài đặt SSD). Thao tác này sẽ khởi động máy tính MAC vào màn hình Startup Manager. Màn hình hiển thị trình quản lí kích hoạt hoạt động giống như cửa sổ BIOS giống trên các laptop khác.

  1. Bạn cần truy cập vào menu BIOS hoặc MAC Startup Manager như đã nói trên. Máy tính cần phải được giữ ở trạng thái ổn định trong vòng 30 phút. Bạn không nên sử dụng laptop trong giai đoạn này.
  2. Tương tự khi máy tính để bàn không hiển thị ổ SSD, ngắt kết nối ổ đĩa trong vòng 30 giây bằng cách tháo nó ra khỏi vị trí ổ đĩa. Nếu bạn có một ổ mSATA, hãy gỡ bỏ nó khỏi cổng.
  3. Kết nối lại ổ đĩa rồi lặp lại hai bước đầu.
  4. Sau khi hoàn tất thao tác ở bước 3, kết nối lại ổ đĩa và khởi động máy tính vào hệ điều hành của bạn. Kiểm tra các phần mềm hỗ trợ kiên quan và cài đặt chúng nếu cần thiết.

Như vậy là bạn đã tìm hiểu xong các thao tác xử lí khi máy tính không hiển thị ổ SSD rồi đấy. Sẽ không khó nếu bạn đọc kỹ và thao tác từng bước như hướng dẫn bên trên. Chắc chắn máy tính không hiển thị ổ SSD sẽ không còn lặp lại nữa. Nhưng trong trường hợp bạn thấy công việc này quá khó khăn, vậy thì đừng ngại ngần tìm kiếm chuyên gia máy tính nhờ họ giúp đỡ.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *