SSD là gì? Nó có gì đặc biệt tại sao nó lại trở nên rất phổ biến trong thế giới công nghệ. Hãy cùng theo dõi bài viết này để hiểu rõ hơn nhé.
1. SSD là gì?
SSD – solid-state drive là một thiết bị thể rắn sử dụng để lưu trữ dữ liệu liên tục trên bộ nhớ flash. SSD không phải là ổ đĩa cứng theo nghĩa truyền thống của thuật ngữ, vì nó không có các bộ phận chuyển động liên quan. Một ổ đĩa truyền thống (HDD) bao gồm một đĩa quay, đầu đọc/ đầu từ gọi là bộ truyền động.
Mặt khác SSD có một mảng của bộ nhớ bán dẫn được cấu thành như một ổ đĩa sử dụng mạch tích hợp (ICs) chứ không phải từ tính hoặc thiết bị lưu trữ quang học.
Việc thông qua và phát triển SSD được thúc đẩy bởi nhu cầu mở rộng ngày càng nhiều về hiệu suất đầu vào/ đầu ra (I/O). SSD có quyền truy cập ngẫu nhiên thấp hơn và tốc độ xử lý yêu cầu I/O nhanh hơn so với ổ HDD, làm cho chúng trở nên lý tưởng cho mức tải lớn, khối lượng công việc nhiều, nặng. Tốc độ xử lý nhanh là do khả năng của đèn flash SSD đọc dữ liệu trực tiếp và ngay lập tức từ vị trí của một ổ SSD cụ thể.
Máy chủ, máy tính xách tay, máy tính để bàn có hiệu suất cao hơn bất kỳ ứng dụng nào cần cung cấp thông tin theo thời gian thực hoặc gần thời gian thực có thể hưởng lợi từ công nghệ ổ đĩa trạng thái rắn. Các đặc tính này làm cho ổ cứng SSD phù hợp với sử dụng doanh nghiệp nhằm giảm tải dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu nặng ký, giảm nhẹ quá trình khởi động máy dựa vào máy chủ ảo, hoặc tạo các hot-data trong mảng lưu trữ dữ liệu để lưu trữ bên ngoài qua lưu trữ off-site của hệ thống điện toán đám mây.
2. Yếu tố hình thức
Sáng kiến lưu trữ dữ liệu trên ổ đĩa ở dạng thể rắn được xác định bởi 3 yếu tố hình thức cho doanh nghiệp như dưới đây.
• SSD đi kèm với các yếu tố hình thức truyển thống – HDD và phù hợp với cùng một khe cắm.
• Thẻ Solid-state sử dụng các nhân tố thẻ chuẩn chẳng hạn như thiết bị ngoại bị kết vối với thiết bị ngoại vi (PCIE) và nằm trên bảng mạch in.
• Mô đun Solid – State nằm trong Dual In-line Memory Module (DIMM) hoặc small outline dual in-line memory module (SO-DIMM) và có thể sử dụng giao diện tiêu chuẩn HDD như Serial SATA ( SATA ).
3. Ưu điểm và nhược điểm của ổ SSD và HDD
Hiệu suất của ổ SSD được coi là nhanh hơn nhiều so với những ổ đĩa cơ khác, thời gian tìm kiếm và tốc độ xử lý giảm đáng kể, thời gian khởi động cũng nhanh hơn rất nhiều. Nhìn chung ổ SSD bền hơn và yên tĩnh hơn nhiều so với ổ cứng truyền thống vì không có chuyển động quay của đĩa, hoặc chuyển động lên xuống. Ổ SSD sử dụng wear leveling (cân bằng hao mòn) để nâng cao tuổi thọ của ổ đĩa. Wear leveling được quản lý bởi bộ điều khiển flash, sử dụng thuật toán để sắp xếp các dữ liệu để các chu kỳ ghi/ xóa được phân bố đều trong các block (khối) trong thiết bị.
Ngoài ra, ổ SSD có tuổi thọ với số chu kỳ hữu hạn trước khi hiệu suất làm việc trở nên bất thường. Điều này không thực sự là một sự bất lợi, giống như ổ cứng HDD cũng bị suy giảm và cuối cùng hỏng theo thời gian.
4. Lịch sử của ổ cứng SSD, sự xuất hiện trong lưu trữ doanh nghiệp
SSD là gì? Ổ cứng thiết kế cho người tiêu dùng đã có từ rất sớm, việc ra mắt của Apple iPod vào năm 2005 đánh dấu thiết bị flash và nhanh chóng thâm nhập vào thị trường tiêu dùng một cách rộng rãi.
Tập đoàn EMC là nhà cung cấp đầu tiên của ổ (enterprise SSD) – SSD trong lưu trữ doanh nghiệp khi sử dụng công nghệ mảng Symmetrix disk vào năm 2008 tạo ra sự kết hợp giữa các hybrid arrays (sự kết hợp lưu trữ ở trạng thái rắn bao gồm bộ nhớ flash và ổ đĩa HDDs). (EMC là nhà cung cấp đa quốc gia các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến điện toán đám mây, lưu trữ, dữ liệu lớn , phân tích dữ liệu, an ninh thông tin, quản lý nội dung. EMC đã được Dell mua lại vào tháng 9 năm 2016 và công ty được đổi tên thành Dell EMC.) Ban đầu, Enterprise SSD giảm hybrid arrays xuống trong quá trình lưu trữ dữ liệu trong bộ nhớ cache trong flash bởi vì chi chí đắt hơn trong khi độ bền cũng thấp hơn so với HDD.
SSD được thiết kế với mục đích thương mại từ rất sớm với việc kết hợp với enterprise MLC, nó đã được nâng cấp chu kỳ ghi. SSD được làm bằng 3D NAND flash nó đại diện cho bước tiến tiếp theo (3D NAND là một loại bộ nhớ flash, trong đó các ô nhớ được xếp chồng lên nhau theo nhiều lớp).
Sự chấp nhận của các doanh nghiệp về flash ngày càng tăng nhanh do hiệu quả cải thiện sự cân bằng hao mòn trong solid-state, đồng thời giá thành của flash cũng được giảm xuống phù hợp với người dùng. Các chuyên gia cho rằng, ổ SSD đang bắt đầu được thay thế đĩa truyền thống trong một số trường hợp sử dụng, mặc dù ổ đĩa flash và HDD dự kiến sẽ cùng tồn tại trong nhiều doanh nghiệp trong tương lai gần.
5. Các nhà sản xuất SSD
Thị trường SSD bị chi phối bởi một số nhà sản xuất lớn như Intel, Micron, SK Hynix, Samsung, SanDisk, Seagate, Toshiba, Western Digital Corp. Trong đó Micron, Samsung, Seagate and Toshiba sản xuất và bán các NAND flash chipset (một loại công nghệ lưu trữ không dễ bay hơi không đòi hỏi điện để lưu dữ liệu) cho các vendor SSD khác đồng thời tiếp thị thương hiệu của thương hiệu của mình.
6. Giá ổ cứng SSD?
Về mặt lịch sử, giá SSD đã cao hơn nhiều so với ổ cứng thông thường. Do sự cải tiến trong công nghệ sản xuất và mở rộng công suất chip, giá SSD đã giảm cho phép khách hàng và các doanh nghiệp đánh giá lại SSD như một giải pháp thay thế khả thi đối với lưu trữ thông thường…
Sau khi đọc xong bài này chắc hẳn bạn đã có thể hiểu được SSD là gì? và có thể phân biệt được ổ cứng SSD và HDD. Đến thời điểm này chúng tôi xin lưu ý với các bạn không nên lưu dữ liệu quan trọng vào ổ cứng SSD. Vì 2 nguyên nhân sau:
- Ổ cứng bị lỗi do nhà sản xuất vẫn có thể xảy ra. Ổ cứng SSD có tuổi thọ nhất định.
- Khả năng cứu dữ liệu ổ cứng SSD sẽ khó hơn ổ cứng HDD rất nhiều có thể là sẽ bị mất dữ liệu vĩnh viễn.
Đọc thêm: